Những điều chị em chưa biết về bệnh lạc nội mạc tử cung!

Bệnh lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Tuy lành tính nhưng nó gây ra nhiều đau đớn cho nữ giới mỗi kì hành kinh, thậm chí vô sinh- hiếm muộn. Vậy, bệnh lạc nội mạc tử cung là gì? Làm sao để điều trị bệnh hiệu quả? Bác sĩ Giao Thị Kim Vân sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!

Tìm hiểu bệnh lạc nội mạc tử cung  

Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc nằm trên bề mặt tử cung, bao phủ buồng trứng, được ngăn cách với lớp cơ tử cung. Quá trình thụ thai không được diễn ra đến mỗi kì kinh, lớp nội mạc sẽ bong đi và trôi ra ngoài cùng máu kinh. Nhưng vì nhiều nguyên nhân mà lớp niêm mạc này chảy ngược lại vào ống dẫn trứng, ngoài buồng tử cung ( lạc nội mạc tử cung).

Bệnh lạc nội mạc tử cung

Tình trạng này thường phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản và ít gặp ở những phụ nữ đã mãn kinh. Độ tuổi có nguy cơ mắc căn bệnh này cao nhất là trong khoảng từ 30 – 40 tuổi, song bệnh có thể xuất hiện ở các bé gái từ 8 tuổi trở lên. Theo thống kê tại Mỹ, trung bình có từ 6 – 10% nữ giới bị mắc chứng lạc nội mạc tử cung. Tại Anh, cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có 1 người đang gặp phải tình trạng này.

Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra khi các tế bào nội mạc tử cung ở ngoài tử cung. Khi bị tắc lại ở ngoài tử cung, các mảnh vụn nội mạc sẽ bám vào đó phát triển, gây viêm nhiễm, chảy máu.

>> xem thêm: Bệnh sa tử cung có thể khiến chị em mất tử cung vĩnh viễn?

Bệnh thường liên quan đến toàn bộ ống dẫn trứng, buồng trứng, ruột hoặc các mô trong sàn chậu. Các mô lạc nội mạc bao quanh có thể bị kích thích, gây đau đớn, hình thành sẹo và các túi dịch khiến chị em khó mang thai, làm tổn thương vòi trứng, ống dẫn trứng, rối loạn sự phóng noãn, gây vô sinh ở nữ giới.

Những khu vực thường xuất hiện lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện ở một số vùng trên cơ thể như:

  • Buồng trứng
  • Ống dẫn trứng
  • Bề mặt ngoài của tử cung
  • Phúc mạc (hay màng bụng): là một lớp thanh mạc che phủ mặt trong của thành bụng và bao bọc lấy tất cả các tạng thuộc ống tiêu hóa và một vài tạng khác trong ổ bụng.
  • Bàng quang, niệu quản
  • Ruột và trực tràng
  • Túi cùng (không gian phía sau tử cung, thực chất là một khoang ảo, ở vào vị trí thấp nhất của ổ

Nguyên nhân lạc nội mạc tử cung

Hiện nay, chưa một ai có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây nên bệnh lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cho rằng bệnh gây ra bởi một số nguyên nhân sau:

Di truyền
  •  Trong lúc hành kinh, một số máu có thể trào ngược lại ống dẫn trứng và vào ổ bụng. Hệ miễn dịch ở một số phụ nữ sẽ phản ứng lại và tạo ra các đáp ứng miễn dịch. Bình thường, khi hành kinh, tử cung có những cơn co bóp nhẹ từ thân xuống cổ tử cung để đẩy huyết kinh và những niêm mạc tử cung bong ra ngoài, nhưng ở một người nào đó lại có những cơn ngược khi hành kinh nên đẩy huyết kinh ngược lên và huyết kinh này tràn vào vòi trứng và ổ bụng. Trong huyết kinh này có những tế bào nội mạc tử cung còn "tươi" nghĩa là vừa bong ra "chu du" khắp ổ bụng đến chỗ nào thì dừng lại và phát triển rồi cũng chịu sự tác dụng của estrogen hàng tháng nên to lên, nhưng khác với khi những tế bào này trong tử cung là được bong ra và tống xuất ra ngoài thì trong ổ bụng chúng làm thành những kén không bong ra mà ngày càng to lên. Khi càng có nhiều niêm mạc vào ổ bụng thì càng tạo nên nhiều ổ lạc nội mạc tử cung.
  • Tuyến giáp có vấn đề cũng làm tăng nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung.
  • Các yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng khả năng bị lạc nội mạc tử cung. Khoa học đã chứng minh mẹ bị lạc nội mạc tử cung thì con gái cũng có khả năng bị.
  • Một khả năng khác là trong giai đoạn phát triển phôi thai, các tế bào nội mạc tử cung có thể rơi ra ngoài tử cung và đến các cơ quan xung quanh.
  • Lạc nội mạc tử cung còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường nhưng cơ chế chính xác thì mọi người vẫn chưa biết.
  • Có giả thuyết cho rằng trong cơ thể có những tế bào dự trữ bỗng nhiên có một ngày phát triển và biến thành những ổ lạc nội mạc tử cung, hoặc do di sản của những tế bào nguyên thủy của vòi tử cung khi thai ra đời.
  • Khi mổ lấy thai (thường gặp) hoặc can thiệp vào lòng tử cung (can thiệp phụ khoa) làm cho niêm mạc tử cung rơi vào ổ bụng mà gây nên lạc nội mạc tử cung.
  • Một số nguyên nhân khác có thể do hệ miễn dịch của chị em có vấn đề khiến cơ thể không thể nhận ra và phá hủy các mô nội mạc tử cung đang lớn lên bên ngoài tử cung, gây ra lạc nội mạc tử cung. Hơn nữa, chị em có thể bị bệnh khi các tế bào vùng bụng và vùng chậu có thể bị biến đổi thành tế bào nội mạc tử cung, hay các tế bào nội mạc tử cung đã được hình thành sẵn bên ngoài tử cung bẩm sinh.

Triệu chứng lạc nội mạc tử cung

Theo thống kê từ y tế Mỹ, bệnh lạc nội mạc tử cung thường xảy ra ở phụ nữ độ tuổi từ 15-44. Ta có cách phát hiện bệnh lạc nội mạc tử cung qua một số triệu chứng sau:

1. Ra máu quá nhiều

Khoảng 1/3 số phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung gặp phải một hoặc nhiều bất thường liên quan đến ra máu. Ra máu nhiều trong kỳ kinh kèm theo máu cục có thể là dấu hiệu tiềm ẩn.

RA máu cũng có thể xảy ra giữa chu kì, được gọi là rong kinh. Tình trạng này nên được bác sĩ khám vì nó có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác như mất cân bằng nội tiết tố, khô âm đạo, hoặc ung thư.

Ra máu quá nhiều

2.Đau vùng tiểu khung và đau bụng

Một số phụ nữ có thể bị đau dài ngày ở vùng lưng dưới, bụng và vùng tiêu khung và đau nhiều thêm mỗi khi kinh nguyệt bắt đầu, dẫn đến đau dữ dội.

Cơn đau có thể khu trú, nhưng nó cũng có thể gây đau ở vùng háng, lưng hoặc trực tràng”.

Có mối lo ngại là nhiều phụ nữ bỏ qua những triệu chứng này, không nhận ra cơn đau bụng kinh của họ là trên mức bình thường. Đó là một trong những lý do tại sao phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể bị chậm trễ nhiều năm trong chẩn đoán.

3. Rối loạn đại tiểu tiện

Với các triệu chứng như táo bón và tiêu chảy, nhiều bệnh nhân nhầm lẫn tình trạng của mình với hội chứng ruột kích thích (IBS). Đau khi đi tiểu hoặc thay đổi đột ngột/không giải thích được về tần suất đi tiểu cũng có thể là dấu hiệu quan trọng trong một số trường hợp.

>> Xem thêm: Bệnh polyp cổ tử cung: Nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung- Chị em chớ bỏ qua!

4. Đau khi quan hệ tình dục

Đau khi giao hợp, gọi là dyspareunia, là một triệu chứng phổ biến khác của lạc nội mạc tử cung. Mô nội mạc tử cung có thể bị căng hoặc giãn trong khi quan hệ tình dục, đặc biệt là trong các chuyển động vào sâu.

Khi dương vật đi sâu vào phía sau của âm đạo, các dây chằng giữ tử cung bị đè ép, và đó là điểm nóng của lạc nội mạc tử cung.

5. Khó có thai

Ước tính khoảng 25 đến 50% phụ nữ vô sinh bị lạc nội mạc tử cung, có thể gây ra sẹo hoặc viêm bên trong. Các biến chứng như vậy có thể ngăn cảm rụng trứng, ngăn chặn tinh trùng đi vào ống dẫn trứng, hoặc gây hại cho sự phát triển của phôi.

Khó có thai


Nhiều phụ nữ chỉ phát hiện ra mình bị lạc nội mạc tử cung sau khi không thể thụ thai và đi khám để tìm hiểu nguyên nhân. Tình trạng này chỉ có thể được xác định với sự giúp đỡ của một xét nghiệm xâm lấn gọi là nội soi ổ bụng.

6. Triệu chứng của viêm ruột thừa

Cảm giác đau âm ỉ ở vùng bụng như triệu chứng của viêm ruột thừa, nếu xuất hiện thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung. Viêm ruột thừa kinh nguyệt là bệnh do nội mạc tử cung ảnh hưởng đến ruột thừa. Bệnh nhân bị viêm ruột thừa kinh nguyệt sẽ tiết nhiều tế bào máu trắng  hoặc có dấu hiệu bị sốt.

7. Vô sinh

Khi hệ thống sinh sản của phụ nữ hoạt động bình thường, trứng xuất phát từ buồng trứng đi xuống một trong các ống dẫn trứng để có thể gặp tinh trùng. Tuy nhiên, khi mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, các tổn thương nội mạc tử cung và sẹo trên ống dẫn trứng có thể gây khó khăn cho việc thụ thai. Ngay cả khi không có mô sẹo trên ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung có thể gây trì hoãn việc thụ thai. Một giả thuyết cho rằng bệnh lạc nội mạc tử cung có thể gây kháng hormone progesterone, làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và khiến thành tử cung của người phụ nữ không sẵn sàng để cấy phôi.

8. Vấn đề tiêu hóa

Đau bụng, táo bón, tiêu chảy là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này xấu đi trong kỳ kinh nguyệt, đó có thể đó là dấu hiệu của sự hình thành nội mạc tử cung trong hệ thống tiêu hóa. Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể gây các triệu chứng mà ngay cả bác sĩ phụ khoa cũng không nghĩ đến. Các chắc chắn nhất để phân biệt giữa hội chứng ruột kích thích và bệnh lạc nội mạc tử cung là tiến hành nội soi ổ bụng để lấy mẫu mô từ vùng bị ảnh hưởng và làm xét nghiệm đối với tế bào nội mạc tử cung.

9. Đau thân trên hoặc đau tức khi thở

Tế bào nội mạc tử cung có thể di chuyển đến bất cứ phần cơ thể nào. Ngoài vị trí bình thường trong khoang bụng, các tế bào có thể xuất hiện ở cánh tay, đùi và thậm chí là cơ hoành. Khi cơ hoành bị tổn thương, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ đau đớn khi thở và cử động cánh tay cùng phần thân trên trong kỳ kinh nguyệt.

Kinh nghiệm chữa lạc nội mạc tử cung

Ngày nay, căn bệnh này chưa có phương pháp điều trị cụ thể. Các phương pháp các bác sĩ đang sử dụng chỉ là giải pháp giảm đau, giảm quá trình phát triển của nội mạc tử cung. Tùy vào tình trạng bệnh và nguyện vọng người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp:

1.Điều trị bảo tồn: Bao gồm các thuốc chống viêm như ibuprofen nhằm giúp kiểm soát cơn đau. Thuốc hormon nhằm ức chế nội tiết tố. Điều trị nội khoa cũng có hiệu quả tốt nhưng nhược điểm là khi ngừng thuốc thì bệnh hay tái phát.

Dùng thuốc giảm đau
  • Dùng thuốc giảm đau: Cách này không điều trị triệt để mà chỉ làm giảm bớt khó chịu. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường. Trường hợp đau quá mức có thể sử dụng thuốc giảm đau mạnh do bác sĩ kê đơn, thuốc mất tác dụng khi ngừng sử dụng.
  •  Liệu pháp hormone: Bổ sung nội tiết tố cũng có thể làm giảm đau hiệu quả, đồng thời ngăn chặn sự tăng trưởng các mô nội mạc tử cung phát triển phía bên ngoài. Phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng thuốc ngừa thai hoặc các loại hormone phối hợp chứa progesterone. Tuy nhiên, đây cũng không phải phương pháp điều trị lâu dài.

2. Điều trị ngoại khoa: Có thể lựa chọn phẫu thuật bóc tách lạc nội mạc trong cơ tử cung có chọn lọc nhằm bảo tồn tử cung. Giúp điều trị tận gốc những cơn đau, loại bỏ hết những triệu chứng, đồng thời giúp tăng khả năng thụ thai. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để loại bỏ các tế bào “đi lạc” trong hầu hết các trường hợp. Phẫu thuật này thực hiện qua vết mổ rất nhỏ. Một số trường hợp phải mổ hở với vết mổ lớn hơn. Nhược điểm của kỹ thuật này là chỉ bóc tách được các khối to, các khối nhỏ vẫn tiếp tục phát triển.

  • Mổ cắt tử cung: Đây là phương pháp điều trị triệt để, đương nhiên là một phẫu thuật quá nặng nề với một khối lạc nội mạc trong cơ tử cung lành tính.
  • Can thiệp nội mạch: Là phương pháp gây tắc động mạch tử cung bằng kỹ thuật Seldinger nhằm tránh phẫu thuật. Chỉ định gây tắc động mạch tử cung trong điều trị lạc nội mạc trong cơ tử cung: khi điều trị nội khoa không kết quả; Bệnh nhân không muốn mổ cắt tử cung; Còn muốn sinh con; Bệnh nhân suy tim, không muốn phẫu thuật hoặc không còn chỉ định phẫu thuật; Mắc các bệnh mạn tính; Đã mổ bóc tách nay lại tái phát; Có nhiều khối lạc nội mạc trong cơ tử cung...
  • Kỹ thuật nút mạch: Đầu tiên, các bác sĩ điện quang can thiệp mạch máu sử dụng những ống thông nhỏ và rất mềm gọi là ống catheter, đưa từ động mạch đùi phải hoặc trái, dưới nếp bẹn 1,5 cm để đi lên động mạch chậu và vào động mạch chậu trong để vào động mạch tử cung. Tại đây, dùng vật liệu gây tắc mạch (Embolization particles) thường được dùng là: Polyvinyl Alcohol (PVA) là những hợp chất hữu cơ, nhỏ như hạt cát, được bơm từ từ vào động mạch tử cung nuôi dưỡng khối u với nguồn cung cấp máu bị cắt đứt thì các khối lạc nội mạc trong cơ tử cung sẽ bị teo nhỏ lại. Bệnh nhân được giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng, trong quá trình thực hiện nút mạch và duy trì sau 24-48h tiếp theo.

Sau khi thực hiện xong thì rút catheter, đè ép vị trí chọc kim khoảng 15 phút, kiểm tra không thấy chảy máu rồi băng ép lại, đưa về phòng điều trị, chân chọc kim duỗi thẳng và nằm bất động trong 6 giờ đầu, sau đó cử động và đi lại nhẹ nhàng trong phòng điều trị và có thể ra viện ngay ngày hôm sau. Người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối tại nhà một tuần, sau đó làm việc nhẹ nhàng trong tháng đầu.

Ưu điểm của kỹ thuật này là không cần gây mê, không mất máu nên không cần truyền máu, không để lại sẹo trên thành bụng, không sợ nguy cơ dính ruột, còn khả năng có con... Hiệu quả gây tắc mạch để cầm máu là nhanh chóng, thậm chí còn nhanh hơn phẫu thuật cắt tử cung. Các triệu chứng lâm sàng khác sẽ giảm hoặc hết trong tháng đầu và những tháng tiếp theo.

Kỹ thuật gây tắc động mạch tử cung là có hiệu quả trong việc điều trị lạc nội mạc trong cơ tử cung có triệu chứng và thành công lâu dài là chấp nhận được. Kỹ thuật gây tắc động mạch tử cung nên được coi là một phương pháp điều trị chủ yếu cho bệnh nhân bị bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung có triệu chứng.

Cách phòng tránh bệnh lạc nội mạc tử cung

Là một bệnh gần như bẩm sinh, không có cách nào phòng tránh  triệt để nhưng việc phát hiện sớm là vô cùng cần thiết, chị em nên nhớ những cách phòng ngừa như:

Thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt
  • Thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình: Hãy để ý đến độ ổn định về thời gian, lượng máu kinh nguyệt cũng như các cơn đau trước và trong khi hành kinh. Nếu chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bất thường, chị em cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày để giữ khu vực này luôn sạch sẽ, khô ráo.
  • Nên chú ý không tác động mạnh vào sâu bên trong âm đạo để tránh các loại vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong có thể gây viêm nhiễm.
  • Luôn giữ lối sống lành mạnh, tập luyện thể thao thường xuyên, đặc biệt cần tránh tình trạng béo phì.
  • Tránh xa rượu và các chất kích thích như caffeine. Những biện pháp này giúp duy trì sự cân bằng của estrogen - Một hormone có tác dụng kích thích sự phát triển của các tế bào nội mạc tử cung.
  • Tắm nước ấm hoặc chườm túi nóng sẽ giúp cơ chậu được thư giãn và giảm co thắt cũng như đau;
  • Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện các triệu chứng;
  • Kê một chiếc gối ở dưới đầu gối khi nằm xuống;
  • Thử các kỹ thuật thư giãn và liệu pháp phản hồi sinh học.

Chị em phụ nữ nên nắm chắc tình trạng bệnh lạc nội mạc tử cung để biết được bệnh có nguy hiểm hay không, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, từ đó phương pháp điều trị cũng đơn giản hơn rất nhiều.


Các tìm kiếm liên quan đến bệnh lạc nội mạc tử cung

lạc nội mạc tử cung bệnh học

có nên mổ u lạc nội mạc tử cung

lạc nội mạc tử cung webtretho