Bệnh polyp cổ tử cung- Nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung chị em chớ bỏ qua!

Bệnh polyp cổ tử cung có ảnh hưởng lớn đến thiên chức làm mẹ cũng như sức khỏe của nữ giới. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó để có thể nhận biết và phát hiện bệnh. Vậy, polyp cổ tử cung là gì, dấu hiệu và cách điều trị nào hiệu quả? Bác sĩ Giao Thị Kim Vân sẽ giải đáp các thông tin qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu bệnh polyp cổ tử cung

Polyp cổ tử cung nằm trong ống cổ tử cung, trên bề mặt tử cung hoặc thò ra ngoài âm đạo. Vốn dĩ những khối polyp này lành tính nhưng có một số ít trường hợp có thể bị ung thư cổ tử cung do xuất phát từ polyp cổ tử cung và virus HPV.

Bệnh polyp cổ tử cung

Bệnh polyp cổ tử cung là gì?

Polyp cổ tử cung là tình trạng các khối u nhỏ, dài trên cổ tử cung phát triển bất thường, có kích thước từ vài mm cho đến vài cm, hình ngón tay, bóng đèn, dạng nấm, mọc đơn độc hoặc thành chùm, màu hồng, mềm, dễ chảy máu khi va chạm. Bởi vậy mà khi chị em bị bệnh này, cổ tử cung sẽ có 1,2 hoặc 3 khối u.

>> Xem thêm: Bệnh  tử cung: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh polyp cổ tử cung

Hiện nay, chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây polyp cổ tử cung, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc polyp như:

  • Nồng độ Estrogen cao, đặc biệt phụ nữ trong tuổi sinh đẻ và tiền mãn kinh. Ở tuổi 19−29 pg/ml, bình thường là 149 pg/ml, tuổi 30−39 là 210 pg/ml, tuổi 40–49 là 152 pg/ml, tuổi 50–59 là 130 pg/ml. Riêng với phụ nữ trong kỳ kinh dao động ở mức 50−400 pg/ml. Nếu cao hơn mức bình thường này, bạn có nguy cơ bị polyp cổ tử cung cao hơn.
  • Tắc mạch máu.
  • Những đối tượng bị viêm cổ tử cung; âm đạo hay bệnh tử cung mãn tính.
  • Những đối tượng dễ mắc phải bệnh Polyp tử cung

Theo như những chia sẻ của các bác sĩ cho hay về những đối tượng dễ mắc phải bệnh Polyp tử cung cụ thể như sau:

Phụ nữ có độ tuổi từ 40 - 50 tuổi và có trên 1 đưa con có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Nữ giới trước khi có kinh nguyệt hầu như không mắc phải bệnh lý này. Hay phụ nữ trong thời gian mang thai cũng có nguy cơ bị mắc bệnh Polyp bởi sự tăng trưởng lượng Hormone Estrogen.

Tuy nhiên, mọi người có thể giảm thiểu được những nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm thiểu những yếu tố có nguy cơ mắc bệnh. Tốt nhất mọi người hãy trao đổi cụ thể với các bác sĩ khi tình trạng sức khỏe có những dấu hiệu bất thường.

Dấu hiệu nhận biết bệnh polyp cổ tử cung

Polyp tử cung thường không có biểu hiện rõ ràng nên chị em dễ nhầm sang bệnh khác. Thông thường, bệnh sẽ được phát hiện qua khám phụ khoa hoặc qua một số dấu hiệu như:

Kinh nguyệt không đều
  • Kinh nguyệt không đều: Nếu kỳ kinh nguyệt đến chậm, kéo dài, kinh nguyệt ra quá ít hoặc quá nhiều, đôi khi mất hẳn kinh thì đây chính là dấu hiệu của polyp tử cung mà nữ giới không nên xem thường.
  •  Chảy máu âm đạo bất thường cũng là dấu hiệu của polyp cổ tử cung: Nếu có máu ở âm đạo ra bất thường khi quan hệ tình dục, vệ sinh vùng kín,.. nữ giới cần phải chú ý đến dấu hiệu này và đi khám sớm nhất có thể.
  • Ra khí hư bất thường: Nếu dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường, kèm theo màu vàng và có mùi hôi tanh khó chịu thì đây chính là một biểu hiện cảnh báo tử cung đang gặp vấn đề. Trong trường hợp này, nhiều khả năng tình trạng cổ tử cung đang xuất hiện một hoặc nhiều khối polyp bao quanh. Khi tình trạng này kéo dài quá lâu thì con gái sẽ rơi vào trạng thái mất tự tin, tâm trạng bất ổn, lo lắng.
  • Đau bụng dưới, tiểu tiện khó khăn: Một số người bị polyp cổ tử cung sẽ xuất hiện hiện tượng đau bụng dưới dữ dội, đặc biệt là khi đến kỳ kinh nguyệt cũng như sau khi quan hệ tình dục. Các cơn đau sẽ có xu hướng tăng lên theo thời gian kèm theo các triệu chứng đi kèm như tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu nhiều lần trong ngày nhưng nước tiểu không nhiều. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây nên bí tiểu.
  • Sức đề kháng suy giảm: Nhiều cô nàng thường chủ quan bỏ qua việc đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm, do đó, khi gặp phải một loạt triệu chứng như chán ăn, mất ngủ, hay ốm vặt... lại chỉ nghĩ đơn giản là biểu hiện của các bệnh thông thường. Thế nhưng, đây lại là dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của bạn đang suy giảm và càng làm tăng cao nguy cơ mắc những bệnh viêm nhiễm vùng kín, trong đó có cả bệnh polyp cổ tử cung.
  • Ra máu sau khi quan hệ tình dục.
  • Ra máu giữa chu kỳ kinh.
  • Ra máu sau khi thụt rửa âm đạo.
  • Ra máu sau mãn kinh.
  •  Đôi khi ra dịch tiết âm đạo quá nhiều màu trắng hoặc màu vàng

Bên cạnh đó, những dấu hiệu hay triệu chứng khác về bệnh Polyp tử cung không được liệt kê cụ thể tại đây. Một số dấu hiệu và triệu chứng trên cũng có khả năng dự báo các bạn mắc bệnh ung thư. Một số trường hợp ít, bệnh Polyp xuất hiện sẽ báo hiệu giai đoạn đầu của bệnh ung thư cổ tử cung. Bởi vậy, tốt nhất mọi người hãy tìm hiểu về phương pháp loại bỏ chưng để giảm thiểu được những nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Không phải đối tượng nào khi mắc bệnh Polyp tử cung cũng gặp phải những triệu chứng trên. Tốt nhất mọi người hãy thăm khám sức khỏe định kỳ, khi phát hiện những dấu hiệu bệnh lý bất thường khi đó hãy đến gặp các bác sĩ để trao đổi.

 Tác hại từ bệnh polyp cổ tử cung

Polyp cổ tử cung khiến tinh trùng không thể gặp trứng để thụ tinh hoặc gây tắc, bít kín cổ tử cung vô cùng nguy hiểm. Khi bị bệnh này, người phụ nữ sẽ có các triệu chứng như: chảy máu âm đạo, khí hư ra nhiều khiến quá trình giao hợp mất hưng phấn, người phụ nữ lo lắng, sợ sệt.

Mặt khác, polyp cổ tử cung là một khối u lành tính, tuy nhiên, có thể gây ra nhiều bệnh lý khác: polyp tử cung có thể là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh khác như lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang… Đặc biệt, ở tỷ lệ nhỏ, polyp vẫn có thể là biểu hiện của ung thư trong tương lai bởi nó có thể phát triển từ các vị trí khác nhau của tử cung nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Điều trị bệnh polyp cổ tử cung hiệu quả

Chị em luôn mong muốn sớm điều trị, loại bỏ khối polyp khi không may mắc phải căn bệnh này. Phương pháp này khá đơn giản, có thể thực hiện ngay tại phòng khám mà không cần dùng thuốc giảm đau. Tùy vào từng trường hợp, sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau:

Theo dõi

Ở giai đoạn đầu tiên, polyp cổ tử cung nhỏ, chưa gây ảnh hưởng đến sức khỏe và các triệu chứng có thể tự hồi phục. Các bác sĩ sẽ theo dõi bệnh và đưa ra phác đồ điều trị nếu thực sự cần thiết, thường là khi phát hiện polyp tử cung có thể chuyển thành ung thư tử cung.

Thuốc

Các loại thuốc điều trị polyp cổ tử cung thường chứa các thành phần progestin và chất đồng vận hormon chế tiết gonadotropin có tác dụng giúp bệnh polyp cổ tử cung nhỏ lại và giảm thiểu các triệu chứng do bệnh gây nên. Tuy nhiên, đây chỉ là một biện pháp tạm thời bởi vì các triệu chứng có thể quay trở lại nếu ngừng dùng thuốc. Do vậy, dùng thuốc thường được đi kèm với những phương pháp khác để điều trị dứt điểm bệnh.

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật: Xoắn polyp cổ tử cung/đốt lazer/đốt nhiệt để loại bỏ cuống polyp

Phương pháp phẫu thuật bằng dao Leep thường được dùng khi các polyp đã lớn và điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả nữa. Các bác sĩ sẽ tận dụng sóng điện cao tần và tác dụng trực tiếp lên ổ bệnh để phá hủy các tổ chức gây bệnh và loại bỏ tế bào viêm nhiễm đồng thời kích thích quá trình hình thành các tế bào mới tại bề mặt cổ tử cung. Phương pháp này có ưu điểm là thời gian điều trị nhanh chóng chỉ từ 15 đến 30 phút, độ an toàn cao, không gây ảnh hưởng đến vùng xung quanh, không để lại sẹo, không gây các biến chứng, không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và đặc biệt là bệnh sẽ không tái phát.

Sau phẫu thuật, bạn sẽ cảm nhận đau đớn và chuột rút nhẹ khoảng vài giờ. Một hai ngày sau, nếu có phát hiện máu từ âm đạo cũng là điều hết sức bình thường.

Nạo buồng tử cung

Các thành phần bên trong cổ tử cung sẽ được nạo bằng một dụng cụ bằng kim loại có vòng ở đầu. Thủ thuật này vừa được dùng để lấy các mẫu mô bên trong tử cung đi xét nghiệm vừa để loại bỏ các polyp ra khỏi tử cung.

Cắt bỏ cổ tử cung

Nếu polyp cổ tử cung biến chứng thành ung thư cổ tử cung và đe dọa đến tính mạng, các bác sĩ sẽ buộc phải cắt bỏ cổ tử cung để loại bỏ tế bào ung thư và cứu sống bệnh nhân.

Chăm sóc sau phẫu thuật bệnh polyp cổ tử cung

Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh cần:

  • Dùng kháng sinh dự phòng sau hậu phẫu để tránh nhiễm khuẩn.
  • Có thể bạn ra chút máu âm đạo 1-2 ngày nhưng đừng lo lắng, hiện tượng này sẽ tự hết.
  • Kiêng quan hệ tình dục 4-6 tuần theo lời dặn của bác sĩ.
  • Hãy đến gặp lại bác sĩ kiểm tra lại sau 1 tháng.

Bệnh polyp cổ tử cung có tái phát trở lại không?

Nhiều trường hợp sau khi phẫu thuật cắt bỏ polyp cổ tử cung thường bị tái phát lại do một số tác nhân sau:

  • Khi cắt bỏ nhưng vẫn chưa được triệt để gốc rễ các polyp mọc sâu trong tử cung khiến polyp mọc lại.
  • Khi tiến hành lại bỏ Polyp, chỉ xử lý được những polyp có thể nhìn thấy được mà không loại bỏ hết được các Polyp không nhìn thấy. Những polyp này sẽ tiếp tục phát triển thành những polyp mới.
  • Viêm nhiễm mãn tính gây nên, nếu đơn thuần cắt bỏ Polyp mà không tiêu viêm, các chứng viêm trong tử cung vẫn tồn tại khiến polyp xuất hiện trở lại.

Cách phòng tránh bệnh polyp cổ tử cung hiệu quả

Chị em có thể phòng tránh bệnh thông qua những biện pháp dưới đây:

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đúng cách

  • Vệ sinh vùng kín mỗi ngày, đúng cách, không thụt rửa vùng kín, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ.
  • Không mặc quần lót quá chật, mặc quần lót còn ẩm ướt, phơi quần lót ở nơi có ánh nắng, lựa chọn quần lót 100% vải cotton để tăng khả năng thấm hút và thay quần lót thường xuyên.
  • Giữ vùng kín luôn khô ráo, sạch sẽ, thăm khám phụ khoa định kỳ 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần.

Quan hệ tình dục an toàn

  • Quan hệ tình dục khi cả hai người đều khỏe mạnh, có thể sử dụng bao cao su để tránh lây bệnh qua đường tình dục.
  • Không quan hệ với nhiều người, quan hệ khi chưa đến tuổi (dưới 18 tuổi).
  • Quan hệ đúng cách, vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau quan hệ
Quan hệ tình dục an toàn

Ăn uống khoa học

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này cung cấp rất nhiều vitamin, giúp tăng cường khả năng sinh sản và khả năng tình dục. Rau cải, gừng, trà xanh, dâu tây có công dụng phòng chống polyp rất hiệu quả.
  • Bổ xung thường xuyên các loại vitamin, canxi, chất béo, chất đạm tốt cho sức khỏe: các loại cá, trứng, sữa, cà rốt, cà chua, khoai tây,...
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng vì đồ ăn cay nóng tăng chất độc tích tụ trong cơ quan nội tạng khiến cho nước tiểu đậm màu, vùng hậu môn nóng rát từ đó tạo môi trường cho các vi khuẩn gây viêm âm đạo hoành hành.
  • Các loại thức ăn ngọt như chocolate, bánh kẹo cũng khiến nhiệt độ ở vùng sinh dục cao hơn bình thường, dẫn đến tăng lượng bài tiết âm đạo, ảnh hưởng đến việc điều trị viêm lộ tuyến và bệnh polyp cổ tử cung.
  • Tránh xa những đồ uống nhiều gas, cồn như bia, rượu,.. hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.

Thăm khám định kỳ

  • Chị em phụ nữ hãy thường xuyên khám cổ tử cung thường xuyên nhằm đảm bảo phát hiện sự tăng trưởng sớm của Polyp.
  • Thăm khám, tư vấn sức khỏe sinh sản định kỳ và kiểm tra Pap.

Bệnh polyp cổ tử cung tuy lành tính nhưng không chữa trị kịp thời, để bệnh phát triển lớn sẽ gây nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự sinh sản ở nữ giới. Vì vậy, hãy đi khám sức khỏe định kỳ, gặp bác sĩ khi thấy những dấu hiệu bất thường.


Các tìm kiếm liên quan đến bệnh polyp cổ tử cung

bệnh polyp cổ tử cung có nguy hiểm không

polyp cổ tử cung bệnh học

điều trị polyp cổ tử cung

polyp cổ tử cung tự rụng

cách điều trị bệnh polyp cổ tử cung

polyp tử cung có mang thai được không

đốt polyp cổ tử cung

bảng giá cắt polyp cổ tử cung