[Giải đáp] Bệnh sa tử cung có thể khiến chị em mất tử cung vĩnh viễn?

Bệnh sa tử cung là tình trạng tử cung bị sa ra khỏi âm đạo, khiến chị em phụ nữ không những đau đớn mà còn cảm thấy mặc cảm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức về căn bệnh này. Bệnh tuy không gây tử vong nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt tình dục. Nghiên cứu những thông tin dưới đây để có thông tin hữu ích nhất cho mình nhé!

Tìm hiểu bệnh sa tử cung 

Tử cung nằm trong ổ bụng. Nó được giữ bằng lớp cơ và các tổ chức vùng đáy chậu bởi thành âm đạo và các dây chằng trong bụng, chậu hông. Vì một lí do nào đó mà các bộ phận giữ tử cung bị giãn, nhão ra, kèm sức nặng của tử cung sẽ kéo, đẩy nó tụt xuống dưới âm đạo, gây sa tử cung. Sa tử cung khiến tử cung thập thò vùng âm đạo, lộ ra ngoài âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm đạo.

Bệnh sa tử cung

Các cấp độ bệnh sa tử cung

Tùy thuộc vào mức độ giãn cơ và khoảng cách lệch của tử cung so với vị trí ban đầu, sa tử cung được chia thành 4 cấp độ:

  • Cấp độ I: Cổ tử cung rơi xuống vùng âm đạo.
  • Cấp độ II: Cổ tử cung sa thấp đến mức thập thò ở ngay vùng cửa âm đạo.
  • Cấp độ II: Cổ tử cung rơi ra ngoài âm đạo.
  • Cấp độ IV: Toàn bộ tử cung nằm ngoài âm đạo.

Nguyên nhân bị sa tử cung

Bộ y tế cho biết: VIệt Nam có khoảng 10% số phụ nữ mắc bệnh sa tử cung sau sinh, chủ yếu trong độ tuổi từ 40-60. Phu nữ đẻ sớm, đẻ dày, đẻ nhiều, đẻ không đúng kĩ thuật, người có tiền sử chuyển dạ kéo dài, đẻ khó, đi làm quá sớm sau sinh, lao động nặng, người suy dinh dưỡng sau sinh… đều có thể mắc bệnh này. Hoặc đôi khi chỉ cần một tác động nhỏ thôi cũng sẽ làm cho áp lực trong ổ bụng bị tăng lên như: Táo bón rặn mạnh, ho kéo dài… cũng sẽ dẫn đến tình trạng các dây chằng tử cung và các cơ vùng đáy chậu giãn mỏng, suy yếu, rách, không thể giữ được tử cung ở vị trí ban đầu, làm tử cung bị đẩy xuống dưới, ra ngoài âm đạo.

>> Xem thêm: Bệnh polyp cổ tử cung: Nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung- Chị em chớ bỏ qua!

Một số yếu tố liên quan đến sa tử cung:

Đa thai
  • Sinh con qua đường âm đạo;
  • Thai đôi hoặc đa thai;
  • Thai phụ tuổi cao;
  • Thai quá lớn;
  • Bất thường nhau thai (ví dụ như nhau cài răng lược);
  • Việc can thiệp y tế khi sinh ( ví dụ như dùng thuốc oxytocin);
  • Nguy cơ phổ biến nhất là phẫu thuật tử cung.
  • Lão hóa
  • Giảm estrogen (sau thời kỳ mãn kinh);
  • Làm phẫu thuật vùng chậu;
  • Tăng áp lực trong ổ bụng (béo phì, ho mạn tính, táo bón, cổ trướng, nâng vật nặng);
  • Có bất thường khoang tử cung từ khi sinh ra: tử cung kép hay còn gọi là tử cung hai sừng;
  • Liên quan đến chủng tộc (phụ nữ da trắng thường mặc bệnh sa tử cung nhiều hơn phụ nữ da màu);
  • Rối loạn mạng lưới collagen.
  • Sa tử cung cũng do chấn thương (ví dụ như tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, bị trúng đạn) và can thiệp y khoa (ví dụ như nội soi, thai ngược, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay).

Dấu hiệu sa tử cung

Tùy cơ địa từng người mà tử cung sẽ sa nhiều hay ít. Chị em bị sa tử cung sẽ xuất hiện những dấu hiệu như: tức vùng cửa mình, bụng dưới, khó chịu khi đứng. Đôi khi giống cảm giác rặn đẻ.

Khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn, ban đầu kích thước khối sa nhỏ, không thường xuyên xuất hiện, chỉ xuất hiện khi lao động nặng hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được, càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên và không tự đẩy lên được nữa. Khi đó sẽ xuất hiện triệu chứng tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ-tầng sinh môn ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hàng ngày.

Dấu hiệu sa tử cung khi mang thai

Phụ nữ có thai thấy xuất hiện dấu hiệu bụng đau lâm râm, xuất huyết trong ổ bụng thì rất có thể đang bị bệnh sa tử cung.

Những triệu chứng khác gồm:

Nhịp tim nhanh
  • Nhịp tim nhanh;
  • Hạ huyết áp (mức độ nhẹ có thể gây choáng váng hoặc mạnh sẽ làm sốc tim);
  • Chấm dứt cơn co tử cung;
  • Đau tử cung;
  • Mất cảm giác với thai nhi trong bụng.

 Tuy nhiên cơn đau không đủ nhiều để chuẩn đoán bệnh chính xác vì có thể cơ thể mẹ bầu đau một vài khu vực để thích ứng với thai kì.

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ khi thấy xuất hiện các dấu hiệu:

  • Xuất hiện triệu chứng bán cấp (đau bụng, chảy máu âm đạo nhẹ hoặc không cảm nhận được nhịp tim thai nhi). Nếu nặng hơn, bạn cần được cấp cứu hồi sức và sinh sớm;
  • Tiền sử phẫu thuật tử cung sẽ làm vỡ tử cung ở sẹo mổ cũ. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có em bé.

Điều trị bệnh sa tử cung hiệu quả

Để có phương pháp điều trị sa tử cung hiệu quả, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh, đối tượng bệnh nhân… từ đó chỉ định phương pháp phù hợp.

Có 2 loại phương pháp được dùng để điều trị sa tử cung.

  • Điều trị nội khoa( thuốc, tập hồi phục chức năng…)
Thuốc điều trị sa tử cung

Ưu điểm: Phương pháp này được áp dụng điều trị bệnh sa tử cung giai đoạn nhẹ hoặc bệnh nhân tuổi cao, mắc các bệnh mãn tính, sức khỏe yếu…

Nhược điểm: Phương pháp này không thể khỏi được bệnh mà chỉ làm tiến triển bệnh phát triển chậm.

  • Phẫu thuật.

Ưu điểm: Khỏi bệnh, gỡ bỏ khó khăn trong đời sống sinh hoạt.

Như trước đây, để điều trị sa sinh dục, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tử cung âm đạo, may phục hồi lại thành trước và sau âm đạo thường được áp dụng. Tuy nhiên phương pháp này có khuyết điểm lớn nhất đó là dễ tái phát. Hơn nữa người phụ nữ đã bị mất đi tử cung thường gây tâm lý thiếu tự tin và mặc cảm.

Hiện nay, với phương pháp điều trị tiên tiến, hiện nay đã có nhiều cơ sở y tế: phòng khám, bệnh viện áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép tổng hợp nâng tử cung và bàng quang cố định vào mõm nhô. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp phẫu thuật nội soi điều trị sa sinh dục này là hầu như không tái phát, vẫn bảo tồn được tử cung, giải quyết luôn những triệu chứng són tiểu kèm theo.

Hiện nay phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép tổng hợp nâng tử cung và bàng quang cố định vào mõm nhô được đánh giá là phương pháp có nhiều ưu điểm nhất trong việc điều trị sa sinh dục.

Một số phương pháp khác điều trị bệnh sa tử cung:

  • Thực hiện bài tập Kegel;
  • Áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ;
  • Cố định tử cung qua âm đạo (đặt vòng hỗ trợ âm đạo).

Phương pháp phòng ngừa bệnh sa tử cung hiệu quả

Bạn sẽ có thể kiểm soát sa tử cung bằng cách tránh:

Sa tử cung là căn bệnh thường gặp trong cuộc sống nhưng chị em có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách phòng chống đúng cách:

Chế độ nghỉ ngơi sau sinh hợp lý

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh đó là tổn thương các cơ và dây chằng hỗ trợ tử cung. Vì vậy để ngăn ngừa điều này, thai phụ sau khi sinh cần thực hiện những lưu ý sau:

Tuyệt đối không được xuống giường vận động mạnh hoặc lao động quá sức ngay khi sau sinh, phải đảm bảo việc giữ gìn sức khỏe sau khi sinh.

Sau khi đã phục hồi sức khỏe, không nên nằm trên giường quá nhiều mà nên vận động nhẹ nhàng, hạn chế tình trạng táo bón sau sinh.

Nếu gặp khó khăn khi đại tiện, không nên dùng sức rặn. Sản phụ bị bệnh sa tử cung nên có chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước hoặc ăn các món ăn giúp nhuận tràng.

Sản phụ nên ăn nhiều chất xơ

Thực hiện các bài tập phù hợp

Đối với những người phụ nữ sau sinh, các bài tập tăng cường co bóp cơ hông và cơ hậu môn là rất cần thiết. Bởi những bài tập này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe người mẹ mà còn ngăn ngừa sa hậu môn rất hiệu quả. Trong đó bài tập Kegel là một bài tập chữa phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho các chị em phụ nữ:

  • Có thể thực hiện bài tập khi ngồi trên ghế hoặc nằm dưới sàn. Thả lòng vùng cơ phần mông và bụng, duỗi thẳng lưng, hai cánh tay đặt song song đồng thời hai đầu gối co lên.
  • Bắt đầu bài tập bằng cách thít chặt cơ sàn chậu và nâng hông lên trong vòng 2- 5 giây
  • Sau khi thít chặt cơ, thả lỏng 10 giây nhằm giúp các cơ có thể thư giãn, sau đó lặp lại động tác thít chặt.
  • Lặp lại các động tác 10 lần.
  • Bạn có thể tăng số giây sau khi đã quen với bài tập.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến bệnh sa tử cung. Hy vọng với những kiến thức này, chị em có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh cũng như biết được các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả hơn.


Các tìm kiếm liên quan đến bệnh sa tử cung

bệnh sa tử cung ở người già

sa tử cung sau sinh là gì

dấu hiệu sa tử cung khi mang thai

cách trị sa tử cung tại nhà

hình ảnh sa tử cung độ 2

meo dan gian tri sa tu cung

hình ảnh sa dạ con sau sinh

bài tập chữa sa tử cung