Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh- Nỗi ám ảnh kinh hoàng của chị em phụ nữ trung niên!

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh không những khiến phụ nữ trung niên xuất hiện những thay đổi về sức khỏe mà còn khiến họ luôn cáu gắt, mệt mỏi, ảnh hưởng tới nhiều mối quan hệ khi giao tiếp. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này, cùng bác sĩ Giao Thị Kim Vân tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!

Các hình thức rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Mỗi người sẽ có những tuổi tiền mãn kinh khác nhau nhưng thường xuất hiện ở phụ nữ trên 40 tuổi.

Khi đến tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ trung niên thường bị tỉnh giấc giữa đêm, không ngủ lại được, rất khó ngủ, dậy sớm, đôi khi mất ngủ kèm theo hiện tượng đổ mồ hôi hột, nóng như sốt, ngày thèm ngủ nhưng đêm ngủ không sâu...

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Những vấn đề này kéo theo làn da trở nên khô ráp, xuất hiện các dấu hiệu lão hoá nghiêm trọng như: da giảm tính đàn hồi, xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn (đặc biệt là vùng khoé miệng, khoé mũi, quanh mắt), sắc tố da rối loạn gây nám sạm, đồi mồi hiện rõ các chấm nâu sậm trên da. Tóc rụng nhiều, bắt đầu có tóc bạc.

>> Xem thêm: Những kiến thức xoay quanh rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Theo đó là rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Tình trạng này có nhiều hình thức như:

  • Mất kinh:Tương tự như hiện tượng thưa kinh, tuy nhiên thời gian dài hơn đến 90 ngày. Thậm chí mất hẳn, không xuất hiện nữa.
  • Thưa kinh:Thông thường chu kỳ kinh của phụ nữ là 28-30 ngày nhưng thưa kinh sẽ làm chu kỳ này dài ra từ 35 ngày trở lên thậm chí là 60 ngày.
  • Mau kinh:Ngược lại với thưa kinh thì mau kinh sẽ khiến chu kỳ thông thường ngắn lại có thể là 20-25 ngày thậm chí 15 ngày.
  • Rong kinh:Là khi máu kinh ra liên tục kéo dài trên 7 ngày. Máu kinh khi này có lượng nhỏ, ra ít một như khí hư, thường có màu sậm, đặc, lúc có mùi khó chịu, lúc không.
  • Cường kinh: tương tự như rong kinh tuy nhiên máu kinh khi này ra nhiều trên 200 ml. Đây cũng là 1 dạng biểu hiện khác của các bệnh như u xơ tử cung, polyp trong buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung – hay gặp ở tuổi tiền mãn kinh giống như triệu chứng rong kinh. Ngoài ra những phụ nữ có tăng huyết áp và chứng rối loạn đông máu sẽ tăng nguy cơ bị chứng cường kinh.

Rong kinh chia làm 2 dạng:

  • Rong kinh thực thể: Là khi có tổn thương ở tử cung hay buồng trứng gây hành kinh kéo dài, hay gặp trong các bệnh như Polyp tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung. Ở giai đoạn tiền mãn kinh rất hay gặp những bệnh này. (Khi này máu kinh thường kéo theo mùi hôi khó chịu)
  • Rong kinh cơ năng, không tìm thấy tổn thương ở các bộ phận trên, mà ra máu kéo dài là do rối loạn nội tiết của thời kỳ tiền mãn kinh.

Các hiện tượng này gây khó chịu, bức bí, mệt mỏi đặc biệt là rong kinh và cường kinh. Chúng không chỉ là hiện tượng của tiền mãn kinh thông thường mà còn là những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh về tử cung nặng hơn.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Nhiều trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Di truyền

Nếu mẹ của chị em phụ nữ có độ tuổi mãn kinh bắt đầu sớm, có nhiều khả năng cũng sẽ mãn kinh sớm giống họ. Tuy nhiên, gen chỉ là một phần nguyên nhân của mãn kinh sớm.

Yếu tố lối sống

  • Thuốc lá làm giảm lượng hormone estrogen trong cơ thể nữ giới, có thể gây ra tiền mãn kinh sớm.
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) cũng có thể là yếu tố dẫn đến tiền mãn kinh sớm. Estrogen lưu trữ trong mô mỡ. Phụ nữ rất gầy có ít dự trữ hormon estrogen hơn, bởi vậy có thể bị cạn kiện lượng hormon này sớm hơn.
  • Một số nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn chay, không tập thể dục và thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu ngày cũng có thể gây ra tiền mãn kinh sớm.

Khiếm khuyết nhiễm sắc thể

Một số khiếm khuyết nhiễm sắc thể có thể dẫn đến tiền mãn kinh sớm. Ví dụ, hội chứng Turner liên quan đến việc sinh ra một nhiễm sắc thể không hoàn chỉnh, chỉ có một nhiễm sắc thể X trong tế bào. Phụ nữ mắc hội chứng Turner có buồng trứng hoạt động không hiệu quả hoặc không hoạt động. Đây là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh thường gặp nhất.

Khiếm khuyết nhiễm sắc thể

Bệnh tự miễn

Dấu hiệu tiền mãn kinh sớm có thể là triệu chứng của bệnh tự miễn như bệnh tuyến giáp hoặc viêm khớp dạng thấp. Trong các bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch sẽ nhận nhầm một cơ quan trong cơ thể với các tác nhân lạ và tấn công cơ quan này. Việc mắc một trong các bệnh này có thể ảnh hưởng đến buồng trứng. Thời kỳ mãn kinh xảy ra khi buồng trứng ngừng hoạt động.

Điều trị ung thư

Xạ trị và hóa trị có thể gây ra suy buồng trứng sớm. Điều này có thể là vĩnh viễn hoặc tạm thời. Nguy cơ tiền mãn kinh sớm phụ thuộc vào:

  • Tuổi tác: Người ít tuổi thì có thể chịu đựng với hóa chất và tia xạ hơn so với các phụ nữ lớn tuổi.
  • Loại hóa chất điều trị hóa trị khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến buồng trứng.
  • Vị trí điều trị ung thư: Nguy cơ phát triển tiền mãn kinh sớm nếu vị trí xạ trị ở não hoặc vùng chậu.

Các dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Phụ nữ trung niên độ tuổi trên 40 mà hơn 1 năm không thấy xuất hiện kinh nguyệt thì rất có thể họ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Giai đoạn này, phụ nữ có sự thay đổi về tâm lý, chức năng sinh sản… sâu sắc nhất.

Các dấu hiệu bắt đầu một vài tháng hoặc một vài năm trước khi chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ dừng lại. Trung bình, các dấu hiệu sẽ kéo dài khoảng 4 năm trước khi mãn kinh.

>> Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì tốt cho chị em?

Các dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm cũng giống như các dấu hiệu của một giai đoạn tiền mãn kinh bình thường, chỉ khác nó xảy ra sớm hơn, trước 40 tuổi. Các dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm:

Dấu hiệu chính của tiền mãn kinh sớm là các chu kỳ kinh nguyệt không đều, quá dài hoặc quá ngắn, lượng máu kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều hơn và xuất hiện trước 40 tuổi. Cuối cùng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngừng hoàn toàn và không xuất hiện nữa.

Nóng bừng hay bốc hỏa

Chị em trung niên có cảm giác nóng xuất hiện đột ngột, trong thời gian ngắn, thường xảy ra ở mặt, cổ và ngực và có thể làm cho da họ đỏ bừng và đổ mồ hôi.

Nóng bừng hay bốc hỏa

Đổ mồ hôi đêm

Bốc hỏa thường xuyên xảy ra vào ban đêm khiến chị embị đổ mồ hôi khi ngủ.

Khó ngủ

Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh thường khó ngủ. Điều này có thể khiến họ cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh hơn so với bình thường.

Giảm ham muốn tình dục

Khi lượng hormone estrogen suy giảm, phụ nữ trong giai đoạn này thường giảm ham muốn tình dục. Thêm vào đó, hormon này suy giảm gây tình trạng khô âm đạo, đau và ngứa hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.

Thay đổi cảm xúc

Phụ nữ tiền mãn kinh sớm thường thay đổi cảm xúc rất thất thường, khó kiềm chế cảm xúc. Đôi khi hay lo lắng, trầm buồn, cáu kỉnh hay nóng tính.

Đánh trống ngực

Nhịp tim có thể tăng lên gây ra cảm giác đánh trống ngực ở những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Loãng xương

Đây cũng là dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm. Hormon estrogen suy giảm gây mất lượng lớn canxi ra khỏi xương, gây loãng xương.

Cách chuẩn đoán rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh sớm

Bác sĩ chuẩn đoán tình trạng rối loạn kinh nguyệt mãn kinh sớm qua một số xét nghiệm:

Hormon estrogen
  • Hormon estrogen: dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm thể hiện ở nồng độ estrogen suy giảm sớm.
  • Hormon kích thích nang trứng (FSH): Nếu nồng độ FSH của phụ nữ luôn ở mức trên 30 mIU/ml,  không có kinh nguyệt trong một năm, thì có khả năng họ  đã đến tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, xét nghiệm FSH tăng cao không có nghĩa là mãn kinh.
  • Hormon kích thích tuyến giáp (TSH): Bác sĩ có thể kiểm tra mức TSH của phụ nữ trung niên để chẩn đoán. Nếu họ có tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) sẽ có mức TSH cao. Các triệu chứng của tình trạng này tương tự như các triệu chứng tiền mãn kinh.

Trên đây chúng tôi vừa đưa ra giải đáp cho thắc mắc của đa số chị em rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không. Hi vọng nó sẽ giúp chị em có thêm kiến thức để phòng tránh những biến chứng tiền mãn kinh và bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh hiệu quả

Phụ nữ trung niên khi bị rối loạn kinh nguyệt không nên quá lo lắng vì đây là dấu hiệu bình thường của tuổi tác. Tuy nhiên, để hạn chế những mặt tiêu cực do sự thiếu hụt nội tiết tố, phụ nữ trung niên cần có những thay đổi tích cực như:

Bổ sung thực phẩm giàu chứa estrogen
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi thích hợp để giữ tinh thần bình ổn, thanh thản, tránh những cảm xúc tiêu cực
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng “hoàn hảo”: cơ thể đang thiếu hụt estrogen nên phụ nữ cần bổ sung thực phẩm có chứa estrogen tự nhiên cho cơ thể như: sữa đậu nành, trứng, các loại ngũ cốc, rau xanh… Đặc biệt có thể bổ sung estrogen bằng cách uống Vitamin E, D, dầu cá hoặc tinh chất mầm đậu nành. Điểm danh các thực phẩm vàng điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ mà chị em có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
  • Chú ý bổ sung thêm hàm lượng vitamin D – chất “xúc tác” giúp hấp thụ và chuyển hóa canxi dễ dàng hơn.
  • Thường xuyên tập thể dục để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ, giúp tuần hoàn máu đều khắp cơ thể. Những hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe phụ nữ tuổi 50 là đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe…
  • Duy trì luyện tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/ tuần để bảo vệ sức khỏe phụ nữ tuổi 50
  • Thực hiện lịch khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện các bệnh phụ khoa và xử lý kịp thời ngay từ giai đoạn đầu.
  • Bổ sung thêm sữa có tỉ lệ phù hợp giữa Canxi, Phốt pho và Vitamin D giúp tăng cường hấp thụ Canxi, tạo hệ xương chắc khỏe, phòng chống loãng xương. Đồng thời có thể chọn sữa có bổ sung chiết xuất tự nhiên từ mầm bông cải xanh Glucoraphanin có tác dụng thúc đẩy và duy trì các phản ứng chống oxi hóa, giúp cơ thể đào thải chất độc. Kết hợp các Vitamin nhóm B, A, C, E và các khoáng chất Kẽm, Magie, Selen giúp tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon.
  •     Đừng quên bổ sung 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể.

Ngoài ra, chị em nên tránh:

  • Tránh để cơ thể bị lạnh trong những ngày hành kinh vì nó có thể khiến cho các triệu chứng khó chịu gia tăng mạnh mẽ hơn và khó kiểm soát.
  • Không nên tắm nước lạnh hay ăn những thực phẩm đông lạnh, tránh để bị cảm lạnh vào ngày ấy.
  • Tránh làm việc quá sức, có kế hoạch làm viêc, nghỉ ngơi kết hợp rèn luyện cơ thể khoa học, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là triệu chứng phụ nữ trung niên trên 40 tuổi thường hay gặp phải. Đây hoàn toàn là những dấu hiệu bình thường của thời kì mãn kinh. Tuy nhiên, khi thấy xuất hiện các triệu chứng: Đau bụng, ra máu kéo dài, dịch tiết có mùi hôi thì phụ nữ nên chủ động thăm khám để phòng tránh các bệnh phụ khoa nguy hiểm.



Các tìm kiếm liên quan đến rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

tiền mãn kinh có triệu chứng gì

bệnh sau khi mãn kinh

đau nhức tiền mãn kinh

mệt mỏi tiền mãn kinh

mãn kinh là gì

dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm

kinh nguyệt tuổi 50

sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh